Thời gian mở cửa: Từ 08h30 – 12h00 các buổi sáng thứ Hai, Tư, Sáu. Chi tiết vui lòng liên hệ:  0243.996.6982, 0986986110
26/02/2018 15:04

Bảo tàng của một cựu chiến binh

Dịp Tết Mậu Tuất, người dân Thủ đô có thêm một địa chỉ đến thăm, đó là bảo tàng của ông Lê Đức Đồng (sinh năm 1932), ở số 32, ngõ 5 đường Trường Chinh, Hà Nội. Được biết, bảo tàng tư nhân này được thành lập từ lâu và
Dịp Tết Mậu Tuất, người dân Thủ đô có thêm một địa chỉ đến thăm, đó là bảo tàng của ông Lê Đức Đồng (sinh năm 1932), ở số 32, ngõ 5 đường Trường Chinh, Hà Nội. Được biết, bảo tàng tư nhân này được thành lập từ lâu và thu hút nhiều người đến tham quan. Không chỉ đồng đội của ông coi đây là địa chỉ đỏ văn hóa mà các cháu học sinh còn coi đó là "dụng cụ" trực quan vô giá, thường xuyên đến để hiểu thêm về môn Lịch sử. Để có được một bảo tàng của riêng mình, ông Lê Đức Đồng đã có hơn 10 năm sưu tầm, cất giữ hơn 300 hiện vật quý.

Ông Lê Đức Đồng thuyết minh những bức ảnh tại bảo tàng.

Dẫn tôi tham quan một vòng, ông dừng lại bên chiếc lọ hoa xinh xắn rồi cho biết: "Đây là quả bom bi địch đã ném xuống trận địa của đơn vị, nay nó đơn thuần là lọ hoa do được hóa kiếp chiến tranh". Cứ vậy, tôi và ông, người nói, người nghe như được sống lại với những năm tháng hào hùng của dân tộc. Cuộc đời ông đã đi qua chiến tranh, vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết, nay trở về với cuộc sống đời thường ông vẫn vẹn nguyên nghĩa tình đồng đội.Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đức Đồng cho biết: "Tôi đã tham gia chiến đấu trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đến nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến. Tôi đã có nhiều năm cùng đồng đội ở Đại đội Pháo cao xạ 25, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 270 bảo vệ vùng trời giới tuyến Quân khu 4 và đã từng bắn rơi chiếc máy bay AD6, số hiệu 95-255 của Nguyễn Cao Kỳ, thuộc đội bay "Hoa Phượng" khi bay ra đánh phá Hồ Xá, Vĩnh Linh (năm 1965). Sau khi bị thương, tôi xuất ngũ trở về quê hương và tham gia công tác xã hội, rồi được bầu làm chủ tịch MTTQ phường". Ông Lê Đức Đồng chia sẻ: "Tôi từ "hàm tá" nay về… hàm dân, làm ông nội, ông ngoại đưa đón các cháu hàng ngày đến trường, khi thèm bát canh cá thì vào bếp tự nấu, thế là hạnh phúc lắm rồi. Để tiện cho mọi người đến tham quan, tìm hiểu, tôi đã chia các hiện vật ra làm 3 thời kỳ: Bộ đội, hoạt động tại địa phương và gia đình". Rồi ông cất giọng ngâm thơ: “Để lại cho con chẳng bằng tiền, Chẳng vàng, chẳng bạc, chẳng kim cương Để lại cháu, con lòng son sắt Quyết tâm theo Đảng chí không mòn!”. Rõ là những người cựu chiến binh, nay "Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa"! Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN THẾ (số 3/377 đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội)

Nguồn: qdnd.vn

Video Clip
Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ngôi nhà di sản
BẢO TÀNG BÁO CHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam
Lô E2, phố Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
© 2019 Bảo Tàng Báo Chí Việt Nam