Thời gian mở cửa: Từ 08h30 – 12h00 các buổi sáng thứ Hai, Tư, Sáu. Chi tiết vui lòng liên hệ:  0243.996.6982, 0986986110
01/07/2017 16:12

‘Báo chí Việt Nam - Một thế kỷ chủ đề nữ, tác giả nữ’

Đó là chủ đề triển lãm tổ chức đúng dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, kỷ niệm 1077 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và dịp khai mạc Đại hội phụ nữ Toàn quốc lần thứ XII. Khoảng trên 500 hiện vật, tư liệu giới hạn theo chủ đề
Đó là chủ đề triển lãm tổ chức đúng dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, kỷ niệm 1077 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và dịp khai mạc Đại hội phụ nữ Toàn quốc lần thứ XII.
Khoảng trên 500 hiện vật, tư liệu giới hạn theo chủ đề chính của triển lãm đã được huy động để nghiên cứu, khai thác, trưng bày. Các hình ảnh về đề tài nữ và tác giả nữ các thời kỳ được tái hiện gồm khoảng 80m2 vách trưng bày, trên 100 hình ảnh tư liệu được giới thiệu trên các cánh của năm trục xoay, khoảng 200 đầu báo đặt trong 12 tủ trưng bày, chưa kể một số tư liệu, hình ảnh, chương trình PTTH lưu và phát qua màn hình máy tính, tivi... Có thể nói, thành tựu đáng tự hào gắn liền với lịch sử cận hiện đại của dân tộc trong hơn 150 năm hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam không thể không đề cập đến những đóng góp to lớn của các thế hệ nhà báo nữ và các thân nhân nhà báo với vai trò người mẹ, người vợ và con em của họ. Hiện tại, đội ngũ các nữ nhà báo đang làm việc, cống hiến tại các vị trí, công việc khác nhau trong các cơ quan báo chí cũng như các cơ quản quản lý, in ấn, xuất bản, phát hành, quảng cáo... báo chí rất đông đảo, chiếm tỷ lệ khoảng trên 50% lực lượng làm báo trong cả nước. Đề tài nữ, tác giả nữ trên báo chí Việt Nam từ năm 1917-2017 là một đề tài hay, có ý nghĩa lớn về mặt văn hóa, lịch sử và giá trị khoa học nhất định, cần được đầu tư khai thác, nghiên cứu và phát huy. Ngoài mục đích giới thiệu một phần lịch sử báo chí Việt Nam, về sự phát triển phong phú đa dạng của các đề tài, nội dung của báo chí Việt Nam; phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy và hưởng thụ văn hóa của công chúng, đồng thời góp phần bổ sung, làm giàu thêm kho cơ sở bảo tàng và phục vụ kịp thời cho việc ra mắt của Bảo tàng Báo chí Việt Nam; góp phần làm phong phú, sinh động thêm các nội dung, hoạt động của Hội báo Toàn quốc 2017; triển lãm còn nhằm tôn vinh những đóng góp, thành tựu của phụ nữ Việt Nam nói chung và nữ nhà báo nói riêng đối với đất nước, trong đó có sự nghiệp báo chí... Bố cục triển lãm được chia làm 3 giai đoạn (1917 – 1945; 1945 – 1975; 1975 – nay). Cụ thể, giai đoạn trước 1945: Biểu tượng trung tâm là tượng gốm chân dung NB Sương Nguyệt Anh chủ bút tờ Nữ giới chung (1917-1918). Giai đoạn 1945-1975: phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là lực lượng xung kích trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như chính trị, ngoại giao, báo chí... Biểu tượng trung tâm là hình ảnh nữ nhà báo chiến trường như nhà báo Nguyễn Khoa Bội Lan; nữ nhà báo trong kháng chiến (lớp học báo chí Huỳnh Thúc Kháng) Lý Thị Trung...; Bà Hoàng Ngân - người sáng lập báo Tiếng gọi Phụ nữ năm 1946,  TBT đầu tiên của báo Phụ nữ Việt Nam Như Quỳnh; nữ phát thanh viên đầu tiên; nữ quay phim đầu tiên... Giai đoạn từ 1975 đến nay: Phụ nữ VN tích cực tham gia và có những cống hiến quan trọng trong công cuộc dựng xây đất nước, xây đắp hòa bình, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Hình tượng trung tâm:Chân dung một số nữ nhà báo thời kỳ đổi mới, hội nhập... Đơn vị trực tiếp đề xuất ý tưởng và triển khai thực hiện là Ban quản lý Dự án Xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Triển lãm khai mạc ngày 6.3 tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Nguồn: nguoidothi.vn

Video Clip
Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ngôi nhà di sản
BẢO TÀNG BÁO CHÍ VIỆT NAM
Địa chỉ: Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam
Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Giám đốc: Trần Thị Kim Hoa
© 2019 Bảo Tàng Báo Chí Việt Nam